Giáo Hội trong thế giới ngày nay
Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Theo Vativan News Việt ngữ thì trong sứ điệp nhân 70 năm Hiệp định đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên,
Đức Thánh Cha kêu gọi người dân hai miền Nam Bắc
“chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch” và trở thành “những ngôn sứ của hòa bình”.
Trong thư Đức Thánh Cha viết:
“Nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang đang gây đau khổ cho gia đình nhân loại ngày nay,
và đặc biệt là những anh chị em dễ bị tổn thương nhất của chúng ta,
cho thấy một cách bi thảm sự cần thiết phải liên tục cảnh giác để bảo vệ và thúc đẩy công lý
cũng như sự hợp tác thân hữu trong các cộng đồng và giữa các dân tộc.”
Phải chăng Nam Hàn được ĐTC Phanxicô chọn cho Ngày Giời Trẻ Thế Giới năm 2027 là vì,
như Ngài đã cảm nhận trong buổi triều kiến chung về Ngày Giời Trẻ Thế Giới ở Lisbon Bồ Đào Nha đầu Tháng 8/2023 vừa qua:
"Trong khi chiến sự đang diễn ra ở Ucraina và các nơi khác trên thế giới,
và trong khi chiến tranh đang được lên kế hoạch trong những phòng họp kín đáo
- thật là tồi tệ khi người ta lên kế hoạch cho chiến tranh -,
Đại hội Giới trẻ Thế giới đã cho mọi người thấy rằng có thể có một thế giới khác:
một thế giới của các anh chị em, nơi những lá cờ của tất cả các dân tộc cùng nhau tung bay,
cạnh bên nhau, không hận thù, không sợ hãi, không khép kín, không vũ khí!
Thông điệp của những người trẻ tuổi rất rõ ràng:
tôi tự hỏi “những người quan trọng trên thế giới” có sẽ lắng nghe nó không?
Giới trẻ nhiệt thành này mong muốn hòa bình!
Đó là một dụ ngôn cho thời đại chúng ta, và ngày nay Chúa Giêsu vẫn nói:
“Ai có tai thì hãy nghe! Ai có mắt thì hãy nhìn!”
Chúng ta hy vọng rằng toàn thế giới sẽ lắng nghe Đại hội Giới trẻ này
và chiêm ngắm vẻ đẹp của các bạn trẻ đang tiến bước".
Trong tinh thần "hiệp thông, tham gia và sứ vụ với Giáo Hội đồng hành"
của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường lệ XVI 2023 tới đây,
chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thể trong 4 ngày qua ở những đường links dưới đây:
Vatican News
Bốn đám cháy bắt đầu vào ngày 8/8/2023 trong mùa hè khô, và gió mạnh từ cơn bão Dora gần đó đã làm cho các đám cháy càng mạnh hơn. Nhiều người dân đã bất ngờ trước ngọn lửa lan nhanh và phải đi bộ tháo chạy, trong khi hàng ngàn du khách đã được sơ tán. Trận hỏa hoạn khủng khiếp trên đảo Maui đã phá hủy thành phố lịch sử Lahaina, một địa điểm du lịch nổi tiếng.
Trong điện văn gửi Đức Tổng Giám mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin viết: "Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thiệt hại nhân mạng và sự tàn phá do cháy rừng gây ra trên đảo Maui của Hawaii." Đức Thánh Cha bày tỏ "tình liên đới với những người phải chịu đựng thảm kịch này, đặc biệt với tất cả những người có người thân đã chết hoặc mất tích".
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trên toàn đảo Maui và chính quyền khuyến cáo người dân không nên đi lại. Trong ngày 11/8 chính quyền đảo Maui ghi nhận thêm 19 người chết, nâng tổng số người chết lên 55. Một ngàn người được cho là mất tích và hơn 11.000 người phải sơ tán. Tại thị trấn Lahaina, hơn 1.770 tòa nhà ở trung tâm lịch sử hiện đã bị tàn phá và nhiều người phải chạy xuống biển để thoát khỏi ngọn lửa.[ Photo Embed: Thành phố lịch sử Lahaina bị hỏa hoạn thiêu rụi]
Thống đốc bang Hawaii Josh Green cho biết khoảng "80%" thành phố đã bị phá hủy, "như thể nó bị đánh bom." Ông Green nói rằng đây là thảm kịch thiên nhiên lớn nhất của thế hệ này ở Hawaii và nghĩ rằng số người chết có lẽ sẽ tăng "rất đáng kể" và hiện tại, có khoảng 1.000 người không thể liên lạc được.
Hàng ngàn người đã tìm nơi ẩn náu trong những nơi trú ẩn tạm thời, trong khi các du khách đang cố gắng rời đảo. Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cam kết rằng "mọi tài sản chúng tôi có sẽ dành" cho người dân Hawaii.
Trong điện văn, Đức Hồng y Parolin đảm bảo với các nạn nhân của hỏa hoạn lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho những người đã chết, những người bị thương và những người phải di dời, cũng như cho các nhân viên cấp cứu tham gia vào các nỗ lực cứu trợ. Và như một dấu chỉ của sự gần gũi thiêng liêng của ngài, Đức Thánh Cha khẩn cầu "các phúc lành của sức mạnh và hòa bình của Thiên Chúa toàn năng xuống trên tất cả mọi người".